Trong hầu hết các công trình xây dựng từ xưa đến nay hầu hết đều sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép và tường gạch chịu lực. Thế nhưng, xu hướng ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ đang được ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đối với nhiều người loại vật liệu này vẫn còn khá xa lạ.
Liệu rằng bạn đã biết bê tông nhẹ là gì? Sử dụng bê tông nhẹ có an toàn hay không? Có nên dùng bê tông nhẹ để xây nhà? Loại vật liệu này có thực sự tốt? Hãy cùng Thành Phát Huy đi tìm hiểu sâu hơn về loại bê tông đặc biệt này nhé.
1. Bê tông nhẹ là gì?
Bê tông nhẹ là bê tông được sử dụng để làm trần nội, ngoại thất trong xây dựng. Tuy nhiên khác với kiểu trần đổ bê tông cốt thép truyền thống, trọng lượng của loại bê tông này rất nhẹ.
Đây là một cấu trúc bê tông đồng nhất được tạo nên bởi vô số những lỗ nhỏ liti dạng tổ ong. Các lỗ được kết nối với nhau bằng bê tông xi măng. Do kết cấu có nhiều lỗ rỗng, làm giảm thể tích chiễm chỗ của cốt liệu nên loại bê tông này có thể nổi trên mặt nước.
Tỷ trọng của bê tông nhẹ có thể đạt chỉ từ 350 kg/m3. Với công thức chế tạo đặc biệt thì loại bê tông này có cường độ khá cao (đến 40Mpa) trong điều kiện thi công bình thường và cao hơn khi kết hợp với loại vữa xây dựng chuyên dùng. Kết hợp giữa khối lượng nhẹ và cường độ cao thì bê tông nhẹ giúp giảm tải trọng của bản thân công trình một cách đáng kể.
Cốt liệu nhẹ được sử dụng trong bê tông nhẹ kết cấu thường là các vật liệu đá phiến, đất sét. Hoặc đá phiến mở rộng thường được nung trong lò quay để phát triển cấu trúc xốp. Các sản phẩm khác như xỉ lò cao làm mát bằng không khí cũng được sử dụng.
- Tìm hiểu: Gạch bông xi măng đúc thủ công
2. Phân loại bê tông nhẹ phổ biến hiện nay.
Nhờ có ứng dụng bê tông nhẹ sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi thi công các loại công trình nhà cao tầng, giảm bớt công việc khi cần sửa chữa trần cho các công trình xây dựng đã xuống cấp.
Có nhiều cách và tiêu chí khác nhau để phân loại bê tông nhẹ. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là theo 3 dạng:
2.1 Phân theo theo chất kết dính
- Bê tông dùng dạng cốt dính đặc biệt
- Bê tông dùng dạng cốt dính hỗn hợp
- Bê tông dạng xi măng, thạch cao, polime hay silicat
2.2 Phân theo theo cốt liệu
- Bê tông cốt liệu rỗng
- Bê tông cốt liệu đặc
- Bê tông cốt liệu đặc biệt
2.3 Theo khối lượng thể tích
- Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3
- Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3
- Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3
- Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3
- Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3
3. Ưu điểm của bê tông nhẹ
- Đây là một loại vật liệu nhẹ nên rất thích hợp cho hầu hết các công trình
- Tăng độ bền cho các công trình do lực tác động lên khung và móng giảm thiểu đi nhiều
- Bê tông nhẹ có chất lượng ổn định
- Khả năng cách nhiệt và cách âm cao
- Khả năng chống cháy tốt
- Thời gian thi công bê tông nhẹ cũng nhanh chóng, gọn gàng và sạch sẽ.
- Thời gian bảo dưỡng bê tông ngắn nên rút ngắn thời gian chờ đợi để làm công việc tiếp theo.
- Bê tông nhẹ có độ phẳng và nhám cao nên dễ trát
- Thân thiện với môi trường
4. Ứng dụng bê tông nhẹ trong xây dựng
Bê tông nhẹ có tính ứng dụng khá đa dạng và phổ biến trong xây dựng. Chúng được áp dụng cho một số loại công trình như:
- Công trình xây đập, xây kè, lát mặt đường, vỉa hè
- Cách nhiệt chung của tường
- Kết cấu bê tông để làm móng, dầm, cột,sàn
- Công trình có kết cấu bao che
- Xây dựng các bức tường phân vùng tường panel trong cấu trúc khung.
Việc sử dụng bê tông nhẹ trong các công trình xây dựng đang dần trở nên phổ biến hơn. Bài viết Thành Phát Huy đã cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất về loại vật liệu này. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích để giúp bạn có thêm hiểu biết và giúp lựa chọn được loại vật liệu xây dựng phù hợp.