Bê tông thuỷ công là gì? Phân loại bê tông thủy công.

Hầu hết các công trình xây dựng hiện đại ngày nay đều không thể thiếu bê tông – một trong những vật liệu xây dựng phổ biến và không kém phần quan trọng. Bê tông cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên công năng sử dụng, trong đó bê tông thủy công là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong những công trình liên quan đến thuỷ lợi. Vậy bê tông thủy công là gì và có những đặc điểm gì?

Bê tông thuỷ công là gì?

Bê tông thủy công theo lý thuyết là một hỗn hợp của bê tông đã hoàn toàn đông cứng. Nó được coi như là một loại đá nhân tạo được tạo ra bằng phương pháp đúc đổ khuôn. Đồng thời, dưới phản ứng hóa học của các thành phần và nguyên liệu tạo nên. Sau một thời gian, chúng dần đạt được độ rắn chắc. Đồng thời, để được coi là đạt tiêu chuẩn. Chúng cần phải có được những tính chất như:

  • Khả năng chống thấm, chống nước tốt
  • Độ cứng cao, bền và chắc chắn
  • Khả năng xói mòn thấp

be-tong-thuy-cong-la-gi-3

Về mặt bản chất, bê tông thủy công sử dụng những thành phần tương tự như bê tông thông thường để xây dựng. Chúng đều được tạo thành từ hỗn hợp của: xi măng, cốt liệu thô, cốt liệu mịn, nước. Dưới tác động của lực nhào trộn bên ngoài sẽ dần tạo thành một hỗn hợp sền sệt.

Mặc dù vậy, tỉ lệ thành phần bên trong của hỗn hợp bê tông thủy công sẽ khác so với hỗn hợp bê tông xây dựng thông thường. Tùy thuộc vào mục đích, khu vực sử dụng mà các kỹ sư xây dựng sẽ tạo ra một hỗn hợp theo tỷ lệ khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Phân loại các loại bê tông thủy công

Ngay nay, bê tông thủy công được phân chia thành 4 loại chính:

  • Phân loại theo kích thước, kết cấu
  • Phân loại theo khả năng chịu áp lực trong nước
  • Phân loại theo vị trí mực nước
  • Phân loại theo vị trí sử dụng

1. Phân loại theo kích thước, kết cấu

  • Những khối bê tông lớn hoặc cực lớn về kích thước. Khi thực hiện thi công những khối bê tông này. Các nhà sản xuất hoặc thợ thi công cần phải chú ý đến mức nhiệt, cũng như lượng nước phối trộn. Để ngăn ngừa tình trạng nứt do nhiệt.
  • Bê tông khối có kích cỡ vừa và nhỏ.

2. Phân loại theo khả năng chịu được áp lực từ nước

  • Bê tông có khả năng chịu được áp lực từ nước. Là những tấm bê tông được sử dụng để kê đè ở những khu vực sâu dưới nước. Những tấm bê tông này thường được ứng dụng trong công tác kê đè đê điều ở đáy sông, đáy biển…
  • Bê tông không có khả năng chịu được áp lực từ nước.

be-tong-thuy-cong-trong-nuoc

3. Phân loại theo vị trí mực nước

  • Bê tông nằm bên trong nước: Những tấm bê tông này thường khả năng chống chịu xói mòn của nước, khả năng chịu được áp lực lớn.
  • Bê tông trong vùng nước thay đổi. Những tấm bê tông này cần khả năng chống thấm chống ẩm tốt. Khả năng xói mòn cao. Những tấm bê tông này thường được sử dụng để làm kê đè tiếp giáp mặt nước. Hoặc các công trình thủy lợi có mực nước bao phủ thay đổi liên tục.
  • Bê tông khô: là bê tông sử dụng trong môi trường thông thường, ít bị tác động do nước.

4. Phân loại theo vị trí sử dụng

  • Bê tông mặt ngoài công trình tiếp xúc nhiều với các yếu tố môi trường như: gió, mưa, nắng….
  • Bê tông mặt trong công trình. Khu vực ít tiếp xúc với sự thay đổi của các yếu tố thiên nhiên.

be-tong-thuy-cong

Yêu cầu về độ bền của bê tông thủy công khi tiếp xúc với nước

  • Bê tông nằm ở dưới nước, bê tông ở vùng mực nước thay đổi, cũng như bê tông ở dưới đất chịu tác dụng của nước ngầm phải có tính bền, chống được tác dụng ăn mòn của môi trường nước xung quanh.
  • Việc xác định tính chất ăn mòn của môi trường nước đối với bê tông thủy công, việc lựa chọn xi măng dùng cho bê tông cũng như việc sử dụng các biện pháp chống ăn mòn bê tông được tiến hành theo các tiêu chuẩn về ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép
  • Đối với bê tông nằm trong môI trường biển phải tuân thủ tiêu chuẩn về bê tông và bê tông cốt thép vùng biển

>>> Tìm hiểu: Dòng gạch bông xi măng ép thủy lực?

Yêu cầu về độ chống thấm nước của bê tông thủy công

  • Độ chống thấm nước của bê tông thủy công được xác định bằng áp lực nước tối đa tác dụng lên tổ mẫu (gồm 6 mẫu) ở tuổi 28 ngày, mà 4 trong 6 mẫu vẫn chưa bị thấm theo.
  • Khi công trình hoặc kết cấu công trình chịu áp lực nước thiết kế ở tuổi dài ngày hơn, thì xác định độ chống thấm của bê tông ở tuổi đó (ví dụ ở các tuổi 60, 90 hoặc 180 ngày ) theo yêu cầu của cơ quan thiết kế. Nếu xác định độ chống thấm ở tuổi sớm để quy đổi ra tuổi dài ngày, phải có luận chứng tin cậy và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
  • Độ chống thấm nước của bê tông thủy công được đặc trưng bởi mác chống thấm (ký hiệu là W)
  • Mác chống thấm của bê tông thủy công ở dưới nước và ở vùng mực nước thay đổi được xác định theo đặc điểm của kết cấu và cột nước tác dụng lớn nhất lên kết cấu công trình

Với bài viết tìm hiểu về bê tông thuỷ công trên, hy vọng chung tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu dụng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời