Mác bê tông là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với ngành xây dựng tuy nhiên lại khá lạ lẫm nếu bạn không phải là người trong ngành. Bê tông trước khi trộn phải trộn theo đúng cấp phối tương ứng với mác bê tông theo thiết kế. Vậy mác bê tông là gì? Mác bê tông có vai trò như thế nào trong xây dựng? Hãy cũng chúng tìm hiểu về mác bê tông qua bài viết dưới đây!
Mác bê tông là gì?
Mác bê tông là ký hiệu của bê tông theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam. Khi đề cập đến mác bê tông tức nghĩa là người ta nói đến khả năng chịu lực nén của mẫu bê tông đó, thông thường là 28 ngày sau khi đổ. Mẫu được dùng để đo cường độ này là bê tông hình lập phương có kích thước cạnh 150mm.
Sau 28 ngày, mẫu bê tông được đưa vào máy nén và bắt đầu quá trình đo ứng suất nén hủy mẫu. Từ đó xác định được cường độ chịu nén của mẫu bê tông. Đơn vị được dùng tính lực này là MPa(N/mm2) hoặc daN/cm2 (kg/cm2). Lực nén càng lớn lên khối lượng bê tông thì biểu thị được mác bê tông có khả năng chịu được lực cao.
Mác bê tông gồm những loại nào?
Mác bê tông được phân loại bao gồm:
- M100: Mác bê tông 100 là loại bê tông có cấp độ bền là B7.5 và có cường độ chịu nén là 9.63 Mpa.
- M150: Mác bê tông 150 là loại bê tông có cấp độ bền là B12.5 và có cường độ chịu nén là 16.05 Mpa.
- M200: Mác bê tông 200 là loại bê tông có cấp độ bền là B15 và có cường độ chịu nén là 19.27 Mpa.
- M250: Bê tông mác 250 là loại bê tông có cấp độ bền là B20 và có cường độ chịu nén là 25.69 Mpa.
- M300: Mác bê tông 300 là loại bê tông có cấp độ bền là B22.5 và có cường độ chịu nén là 28.90 Mpa.
- M400: Mác bê tông 400 là loại bê tông có cấp độ bền là B30 và có cường độ chịu nén là 38.53 Mpa.
- M500: Mác bê tông 500 là loại bê tông có cấp độ bền là B40 và có cường độ chịu nén là 51.37 Mp.
- M600: Mác bê tông 600 là loại bê tông có cấp độ bền là B45 và có cường độ chịu nén là 57.80 Mpa.
Ngày nay với các phụ gia người ta có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 – M1500.
Trong các dự án xây dựng thông thường như là nhà ở, bệnh viện, trường học… thì ta hay sử dụng bê tông Mác 250.Còn đối với các bê tông mác cao hơn dùng cho các dự án nhà cao tầng có nhịp và tải trọng lớn hơn.
Xác định mác xi măng thực tế
Để xác định được mác của bê tông thực tế, bạn cần lấy ít nhất một mẫu tại khu vực. Nó bao gồm ba mẫu bê tông đồng nhất (vị trí và phương pháp lấy mẫu).
Các giá trị trung bình của áp suất nén tại thời điểm phá hủy của cả ba mẫu được xác định là biết được mức độ chịu nén của mẫu xi măng tạo thành bê tông (28 ngày tuổi).
Nếu như thời gian thực hiện nén mẫu không phải là 28 ngày sau khi thiết lập bê tông (thường là 3 hoặc 7 ngày sau) thì cấp phối bê tông sẽ được xác định gián tiếp qua đường cong tăng trưởng ở trên biểu đồ về bê tông tiêu chuẩn tương ứng. Và những kết quả ở mẫu tuổi 3 hoặc 7 ngày được xem là kết quả của các cuộc kiểm tra nhanh, không chính thức.
Kết quả của việc tham khảo và kiểm tra nén ở tuổi 28 ngày sẽ được coi kết quả tham khảo thực tế có được.
Cấu trúc bê tông tại chỗ được xem là đạt chuẩn thiết kế khi giá trị trung bình thực tế không nhỏ hơn nhãn thiết kế không đồng thời.
Có mẫu trong các nhóm mẫu có kết quả kiểm tra dưới 85% thiết kế.
>>> Xem thêm: cấp độ bền bê tông là gì?
Quy định về lấy mẫu bê tông
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, thì việc lấy mẫu được quy định như sau:
- Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn.
- Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu.
- Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.
- Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ).
- Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng.
- Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).
- Đối với bê tông khối lớn:
- Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu
- Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 300 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.
>>> Tìm hiểu: Định mức vữa xây
Những kiến thức về mác bê tông là rất cơ bản, thực sự rất quan trọng với người làm xây dựng. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tính toán và lựa chọn các vật liệu xây dựng phù hợp nhất nhé.