Sê nô là gì? Cấu tạo và công dụng của sê nô trong xây dựng.

Sê nô là gì? Là máng hứng nước mưa trên mái nhà. Hiểu theo cách đơn giản hơn là máng nước và cũng là tên gọi khác của sê nô. Kích thước của sê nô sẽ phụ thuộc vào khẩu độ của mái và lượng mưa và tiết diện sê nô thường thường là chữ U. Cùng tphvn.com tìm hiểu qua những thông tin bên dưới.

Sê nô là gì?

se no
Se nô là gì?

Sê nô tiếng anh là serve, là bộ phận hứng nước do mái nhà đổ xuống, được làm bằng thép và có hình dạng hình chữ U. Trong quá trình xây dựng cần xây dựng chi tiết này để hứng nước ra bên ngoài, gia đình vừa có nước để sử dụng lại hạn chế được việc nước thấm lên tường nên đây là một trong những biện pháp chống thấm hiệu quả được nhiều người lựa chọn.

Cấu tạo của sê nô

Thành phần chính cấu tạo nên sê nô bao gồm ống nhựa, tôn hoặc kẽm. Bên cạnh đó, thành phần phổ biến hiện dùng để xây dựng sản phẩm là bê tông cốt thép.

Mái nhà có kích thước như thế nào thì kích thước của sản phẩm cũng sẽ được điều chỉnh cân đối, phù hợp. Hệ thống thoát nước trên mái có thể được bố trí bên trong hoặc bên ngoài.

Tổ chức của sản phẩm này bao gồm chắn rác, phiếu đỡ chắn rác, hộp hứng nước, đai giữ hộp, đai giữ ống thu và ống nước tràn.

Bảo quản sê nô cần chú ý những gì?

Sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, chính vì thế, các đơn vị thi công cần có các tiêu chí kỹ thuật. Trong quá trình thực hiện cần căn đo vị trí khe co giãn, khe lún, tường trượt, vị trí mái thấp… Đáp ứng được tiêu chí về mặt kỹ thuật, nguyên liệu tốt cùng với

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến biện pháp chống thấm sê nô sao cho hiệu quả, đạt yêu cầu.

Những đặc điểm cần lưu ý khi thực hiện biện pháp tiến hành thi công chống thấm sê nô:

  • Cần phải pha trộn Sikaproof Membrane với nước đạt tỉ lệ 20-50%
  • Dùng hỗn hợp để quét lên sê nô hoặc mái nhà làm lớp chống thấm
  • Cần quét 2-3 lớp, lớp này khô thì thực hiện quét lớp khác để việc chống thấm được tốt nhất.
  • Đợi khô trong vòng 3 tiếng sau khi quét đủ các lớp.
  • Tiếp tục quy trình bằng cách quét một lớp SikaLatex cùng vữa hồ lên trên tấm màng Sikaproof
  • Để đảm bảo được tuổi thọ của sản phẩm, người thực hiện phải phun lớp hóa chất bảo dưỡng Antisol E hoặc Antisol S sau khi đã trát vữa xong.

Biết được cấu tạo, thành phần cũng như quy trình thực hiện sẽ giúp cho sản phẩm có tuổi thọ lâu bền với thời gian, chống thấm tốt, thoát nước hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nên lưu ý những vấn đề này để đạt được mục đích cũng như tiết kiệm được chi phí. Khi làm sê nô tốt sẽ hạn chế được chi phí sửa chữa sau này.

>>> Xem thêm: Giằng tường là gì?

Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo khác của mái dốc

Tổ chức thoát nước cho nhà mái dốc: khi trời mưa thì nước mưa trên mái dốc sẽ được đổ về sê nô rồi chảy xuống các ông thu đứng và sau đó là thoát ra ngoài.

Cấu tạo khác của mái dốc là mái đua và tường chắn mái

se no la gi

Mái đua: Trong thiết kế nhà mái đua là loại mái được sử dụng để bảo về tường tránh bị ẩm ướt, giúp che nắng – mưa và tạo gu thẩm mĩ cho căn nhà.

Tùy vào nhu cầu mà đầu mái dua thành diềm mái hoặc sê nô, bên dưới mái dua có thể làm trần

Cấu tạo mái đua và tổ chức thoát nước cho mái dốc

se no la gi

Để cho nước chảy xuống một cách dễ dàng, đơn vị thi công sẽ cho ngói ở diềm mái đua ra tầm từ 30 đến 50mm. Trần mái đua được làm bằng trần vôi rơm, giống hệt với cấu tạo như trần nhà. Để tiết kiệm chi phí chỉ cần đóng lati mà không phải trát, hoặc có thể đóng gỗ hay dùng các vật kiệu khác. Lưu ý tấm diềm mái phả dày 25 đến 30mm và cao tầm khoảng 200- 300mm.

Tường chắn mái: 

se no la gi

Mặt ngoài chu vi ta thường xây gạch cao lên để che bớt phần nào của mái thì được gọi là tường chắn mái

Như bạn thấy ở sơ đồ cấu tạo, máng nước sẽ nằm phía bên trong tường và làm bằng tôn vfa chạy dọc theo chân tường chắn mái.ở mặt trong tường chắn mái và sê nô chỉ cần trát xi theo tỉ lên 1:3 và sau đó đánh màu là được.

Tổ chức thoát nước cho mái và cấu tạo của mái bằng

se no la gi

Tổ chức thoát nước cho nhà mái bằng

Trong xây dựng nhà xưởng, các nhà mái bằng có hệ thống thoát nước mưa trên mái, bạn có thể bố trí ở phía bên trong hay phía bên ngoài đều được. còn đối với các công trình xây dựng thấp, nơi có nhiều nắng mưa ít thì có thể cho chảy nước tự do mà không cần máng nước. Ngược lại những công trình xây dựng nhà cao hoặc mái đua hẹp, nước mưa sẽ dồn vào hết cho sê nô rồi theo đường ống chảy ra bên ngoài.

Cấu tạo mái đua và tường chắn mái

se no la gi

Mái đua

Nếu kết hợp mái đua với sê nô thì sẽ làm nhô ra tường từ 20 – 60cm, mái đua có thể làm bằng bê tông- cốt thép toàn bộ hoặc lắp ghép.

Hiện nay, sê nô được sử dụng rộng rãi nhiều nhất đó chings là sê nô lắp ghép, cho nên chúng tôi đã phân chia ra 2 loại

  • Thứ nhất là đúc liền với panen làm thành một cấu kiện lớn
  • Thứ hai: làm thành cấu kiện độc lập

Máng nước là nơi rất dễ bị dôt, nếu không muốn bị như vậy thì phải thường xuyên chống thấm từ mái cho đến sê nô. Hoặc bạn có thể lst gạch lá nem 1 lớp ở lòng máng thì mặt máng không bị dột và nứt nữa, độ dốc thường tầm 2%.

Tường chắn mái

se no la gi

Nếu bạn sử dụng tường chắn mái mà không chống thấm thì nước mưa từ chỗ giáp tường và mái chảy vào trong nhà. Bạn có thể dùng kiểu mái đua kết hợp với sê nô,chân tường sẽ cần rất nhiều lỗ thoát nước và chỗ tipees giáp giữa mái và tường phải làm tốt.

Mái đua kết hợp với sê nô thì tất nhiên chân tường phải cần rất nhiều lỗ thoát nước và phải làm tốt phần giao nhau giữa mái và tường.

Tạo ống rút và lưới thu nước

Bởi vì miệng lưới thu và ống giáp nhau với mái cho nên cần phải cẩn thận không có nước chảy vào nhà,nếu muốn nước không chảy vào nhà thì phải chống thấm một cách thường xuyên và liên tục.

Lưới thu nước rất đơn giản, nó có thể làm bằng nan thép, hoặc làm bằng gang. Thông thường lưới thu có nắp đậy và làm giống quả cầu để tạo sự rắn chắc cho lưới.

Nội dung liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)