Công thức tính thể tích móng đơn theo hình dạng của đáy: Hình tam giác: S=(b.h)/2. Vận dụng cho đáy móng với hình tam giác. + Hình chữ nhật: S=a.b. Vận dụng cho đáy móng với hình chữ nhật.
Khi xây dựng các công trình nhà cửa thì bước quan trọng không thể thiếu là đổ móng. Móng thì thường có 2 dạng là đổ móng đơn và đổ móng băng tùy theo tính chất của từng công trình cần gì. Móng đơn chi phí đổ sẽ thấp hơn nhưng lại phù hợp với công trình nhất định. Cùng Thành Phát Huy tìm hiểu cách tính thể tích móng đơn chính xác nhất nhé !
Móng đơn là gì?
Khi gia đình nào đó dự định sẽ xây dựng nhà thì cũng cần phải có bản thiết kế trước đã, theo đó là dựa theo tính chất ngôi nhà, quy mô để quyết định chọn làm móng nào. Móng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đỡ toàn bộ trọng lực căn nhà phía trên, chịu áp lực đè nén ở phía dưới cùng của công trình.
Có thể nói nếu móng không đủ độ chịu lực, vững chắc sẽ ảnh hưởng tới kết cấu nhà ở bên trên. Móng đơn chính là loại móng đỡ một cột hay cụm cột đứng sát cạnh nhau chịu lực tác động từ trên xuống.
Đối với những công trình xây dựng có tải trọng nhẹ, vừa phải với chiều cao từ 3 tầng trở xuống thì người ta sử dụng móng đơn. Đương nhiên móng đơn xây sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể cho với móng băng, thời gian hoàn thiện cũng nhanh hơn.
Móng đơn được bố trí ở dưới khu vực chân cột, dạng móng cứng, móng mềm hay là có sự kết hợp các loại móng. Chủ nhà có thể lựa chọn lắp móng hình vuông, móng tám cạnh, móng hình tròn hoặc móng hình chữ nhật, tùy vào kết cấu kiểu nhà sẽ xây như thế nào.
Cấu tạo móng đơn bê tông cốt thép
Hiểu được cấu tạo của móng đơn bê tông cốt thép vì việc xây dựng mới không bị sai sót nhiều. Móng đơn sẽ có kích thước không quá lớn, thường được xây dựng bằng gạch đá, bê tông, cốt thép, trong đó cốt thép phổ biến hơn vì vững chãi lâu dài.
Khi sử dụng móng đơn thì đội ngũ thợ xây dựng cũng phải tính toán rất kỹ về vị trí khu vực đất, nền đất tốt không có tính lún nữa. Các móng đơn sẽ được đặt cách nhau chừng 3-6m dọc theo tường và đặt ở các góc nhà, các tường ngăn chịu lực tốt và vị trí tải trọng cao thì phải thêm các dầm móng tăng cường sự chịu lực cho toàn bộ tòa nhà.
Cấu tạo móng đơn gồm các bộ phận:
+ Bản móng, đệm móng
+ Cột truyền lực bằng bê tông
+ Dầm móng
+ Lớp lót tường
+ Tường nhà.
Công thức tính thể tích móng đơn
Việc tính toán thể tích cho móng đơn cực kỳ quan trọng bởi nó giúp cho gia chủ biết được kích thước móng hoàn thiện, các nguyên liệu cần sử dụng bao nhiêu là đủ, tải trọng chịu được bao nhiêu, áp lực công trình, tuổi thọ và chi phí. Từng ấy thông tin quan trọng nên đơn vị được thuê thiết kế, xây dựng nhà cần phải áp dụng công thức tính thể tích chuẩn xác nhất.
Công thức tính thể tích móng đơn theo hình dạng của đáy móng:
+ Hình tam giác: S=(b.h)/2. Áp dụng cho đáy móng có hình tam giác.
+ Hình chữ nhật: S=a.b. Áp dụng cho đáy móng có hình chữ nhật.
+ Hình tròn: S=πR² Áp dụng với đáy móng có hình tròn.
+ Hình vành khuyên: S=(π (D²-d²))/4. Áp dụng cho móng đơn kết cấu có hình vành khuyên.
+ Hình thang: S=((a+b)/2)*h. Áp dụng cho móng đơn có đáy hình thang
+ Hình vuông: S=a2. Áp dụng với đáy móng hình vuông.
+ Hình lập phương: V=a3; Sxq=4.a2. Áp dụng với đáy móng hình lập phương.
+ Hình hộp: V=a.b.c; Sxq=2.(a.c+b.c). Áp dụng với đáy móng hình hộp.
+ Hình đống cát: V=(h/6)[a.b+(a+a1).(b+b1)+a1.b1]. Áp dụng với đáy móng hình đống cát.
+ Hình ống: V=(π/4).h.[D²-d²]; Sxq=π.h.D. Áp dụng với đáy móng hình ống.
>>> Xem thêm: Các loại móng nhà phổ biến
Công thức tính móng đơn cơ bản
Khi tải trọng đặt đúng tâm: P≤ R
Khi tải trọng lệch tâm: P≤ 1.2 R
Công thức tính đơn giản : R=m(A.y.b+B.q+D.c)
Trong đó:
b là chiều rộng bề mặt đáy của móng; q: Tải trọng một bên móng. c: Lực dính theo đơn vị của lớp nền đất; A, B, D: Thông số phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất; M: Hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng đơn
Với những thông tin về công thức tính thể tích móng đơn vừa được Thành Phát Huy chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện tính toán hiệu quả hơn khi tiến hành thi công. Chúc bạn sẽ có công trình hoàn thiện như ý muốn.
Tham khảo thêm: