Móng đơn là gì? Đặc điểm và cấu tạo của móng đơn.

Trong xây dựng bạn đã biết móng đơn là gì? Có công dụng ra sao và để xây dựng nó thì như thế nào? Việc cân nhắc lựa chọn loại móng phù hợp là vô cùng quan trọng. Vậy công trình mà bạn dự định xây có nên sử dụng loại móng này không? Hãy cùng Thành Phát Huy đi tìm câu trả lời chính xác nhất.

mong don

Móng đơn là gì?

Hiện nay, có rất nhiều loại móng với những đặc điểm và cấu tạo dành riêng cho từng loại kết cấu đất nền và công trình khác nhau. Chắc hẳn, không ít người ở đây đã nghe đến móng đơn.

Móng đơn là loại móng chịu một cột lớn hoặc là 1 chùm các cột đứng gần nhau với tác dụng chịu lực. Sản phẩm được sử dụng để gia cố hay xây dựng các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như: nhà kho, nhà từ 1 đến 4 lầu, nhà dân sinh.

Móng này sẽ gồm có 3 loại đó là: móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp và móng nằm riêng lẻ. Tùy vào công trình, chúng ta có thể lựa chọn hình dáng của móng sẽ bao gồm như: Hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật.

Đặc điểm của móng đơn là gì?

mong don la gi

Móng được xây trên nền đất phải có độ ổn định và độ cứng tương đối cao. Loại móng này khá dễ thi công và có chi phí thấp nhất trong các loại móng xây dựng. Với những nơi có nền đất yếu, đây sẽ là lựa chọn thích hợp để gia cố nền.

Về cấu tạo của móng

Móng đơn có cấu tạo là 1 trụ dài được làm bằng thép và bê tông. Đối với nền đất thịt, nhiều bùn lầy, đất yếu thì phần đáy móng sẽ được đặt lên 1 lớp đất đã pha đá với chiều sâu ít nhất 1m để đảm bảo.

Với phương pháp cấu tạo này giúp có việc gia cố nền đất tốt, tránh đất sạt lở làm ảnh hưởng đến công trình, nhất là khả năng chịu lực của móng.

Hiện nay, với những công trình sử dụng loại móng này, người ta gia cố thêm bằng dầm móng (dầm móng có trọng lượng tùy thuộc vào vị trí thi công và phương tiện hỗ trợ như xe nâng, máy cẩu,…) và được đặt thẳng hàng hoặc là cắt nhau, như vậy sẽ có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng bị lún giữa các đài móng.

Quá trình thi công xây dựng móng

quy trinh lam mong don

Sau đây là các bước xây dựng móng đơn, mời mọi người tham khảo nhé.

Bước 1: Đóng cọc và đào hố móng

  • Vị trí đóng cọc và cả kích thước lẫn khoảng cách giữa các cọc đều phải có bản thiết kế trước để đảm bảo tính chính xác.
  • Với công trình xây dựng trên nền đất yếu thì có thể gia cố nền bằng cách đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm. Số lượng cọc cừ tràm là >1m2 (tùy vào nền đất), đường kính gốc là 6 – 9cm, chiều dài là 3,5 – 4,5m.
  • Dùng máy cuốc để đóng cọc sâu vào nền đất.
  • Đào hố móng: cần đo lường độ nông sâu và diện tích đủ rộng để khi đổ bê tông vào vẫn đảm bảo được kích thước tiêu chuẩn.
  • Giữ hố móng khô ráo trong suốt quá trình thi công, cần bơm hút nước ra nếu có.
  • Sau khi hố đã đào xong nên sử dụng các loại đất cứng hoặc đá 1×2 và 3×4 để gia cố thêm, kết hợp với máy đầm để tăng độ cứng chắc cho nền đất.

Bước 2: Đổ bê tông

Làm phẳng mặt hố móng rồi để 1 lớp bê tông để lót móng, nó tiếp xúc với đất nhằm hạn chế nước cho bê tông lớp trên, đồng thời tạo bề mặt bằng phẳng cho đà giằng và đáy móng.

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Sử dụng loại thép chính hãng, đảm bảo chất lượng và độ cứng tốt. Sau đó, cắt và uốn chúng bằng phương pháp cơ học (phù hợp với bản vẽ kỹ thuật). Dùng túi nilon bảo vệ các đầu chờ.

Bước 4: Đổ bê tông cho móng

  • Trộn các loại đá với cát, xi măng và nước theo đúng tỉ lệ tiêu chuẩn và nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, gần sau nhằm tạo liên kết vững chãi cho công trình.
  • Chú ý đảm bảo khô ráo cho bề mặt trước khi đổ bê tông, chọn đổ vào ngày nắng ráo là tốt nhất.

Như vậy là chúng ta đã nắm rõ móng đơn là gì? Quy trình hoàn thành xong các công đoạn để có 1 móng đơn cho công trình nhé!

Xem thêm các kiến thức:

5/5 - (1 bình chọn)