Móng bè là gì? Cấu tạo của móng bè trong xây dựng.

Móng bè là một phần quan trọng trong thi công xây dựng các công trình nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao, vậy bạn có bao giờ thắc mắc móng bè là gì? cấu tạo móng bè gồm những gì? Hãy cùng Thành Phát Huy tìm hiểu ngay thông qua những nội dung bên dưới nhé!

Móng bè là gì?

Móng bè hay còn gọi là móng nền được hiểu đó chính là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một công trình xây dựng. Đảm nhiệm chức năng tải trọng của công trình vào nền đất, giúp công trình chịu được sức ép của các khối vật chất nằm ở bên trên cũng như đảm bảo sự chắc chắn an toàn cho toàn bộ công trình.

mong be la gi

Móng công trình có nhiều loại, mỗi loại sẽ phù hợp với từng loại công trình như móng đơn, móng bè, móng ban và móng cọc.

Móng bè được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông và được thiết kế sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không có nước, hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi.

Đây được xem như là loại móng an toàn và được áp dụng nhiều bởi nó là một phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong việc phân bố đều về trọng lượng, giúp tránh hiện tượng sụt lún. Đặc biệt, đều được triển khai thành bản vẽ hoàn chỉnh cho nhà 2 tầng hoặc đại loại như vậy.

Cấu tạo của móng bè.

cao tao mong be

Loại móng này có nhiều lớp, bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Về cơ bản, thì một móng có đầy đủ các yếu tố theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng là:

  • Lớp bê tông sàn phải dày 10cm.
  • Chiều cao bản móng tiêu chuẩn là 32cm.
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300×700(mm).
  • Thép bản móng tiêu chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22) và thép đai là phi 8a150.

Bản phẳng

Chiều dài của bản được chọn là e = (⅙)l với khoảng cách giữa các cột l < 9m và có tải trọng khoảng 1.000 tấn/cột.

Bản vòm ngược

Loại bản này được sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Với công trình không lớn thì bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm là f = 1/7 l ~ 1/10.

Kiểu có sườn

Loại này có hình thức cấu tạo theo 2 cách là sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng) và sườn nằm trên bản.

Kiểu hộp

Đây là loại móng có khả năng phân bố đều lên nền đất nhưng lực thì tập trung tác động lên nó. Kiểu hộp thường được áp dụng cho nhà 2 tầng, những ngôi nhà có tầng, kết cấu khung chịu lực, nó có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ. Tuy nhiên với phần này thì bạn cần sử dụng nhiều tép và thi công tương đối phức tạp.

Ưu và nhược điểm của móng bè.

cac loai mong nha

– Ưu điểm:

  1. Đây là giải pháp tốt nhất cho những công trình với thiết kế có tầng hầm, bể vệ sinh, bồn chứa, kho hay hồ bơi.
  2. Đặc biệt thích hợp cho các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà từ 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng vì nó có chi phí thấp và thời gian thi công nhanh chóng.
  3. Nên xây ở những khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động 2 chiều khi gần các công trình lân cận.

– Nhược điểm:

  • Móng bè rất dễ bị lún không được đều, lún bị lệch do lớp địa chất bên dưới có thể bị thay đổi tại các vị trí lỗ khoan, lúc này sẽ xuất hiện vết nứt và công trình bị giảm tuổi thọ.
  • Không phải địa chất hay địa hình nào cũng áp dụng được.
  • Chiều sâu đặt móng nông nên có thể xảy ra một số vấn đề như độ ổn định do tác động của sự thoát nước ngầm và động đất.

Tham khảo các nội dung về:

Chắc hẳn, qua bài viết này của Thành Phát Huy, bạn viết đã biết rõ hơn về móng bè là gì? và kết cấu rồi phải không? Nói ngoài lề một chút, lĩnh vực khoan cọc nhồi là “chuyên ngành” của chúng tôi, cho nên những ai có bất kỳ thắc mắc nào liên quan thì có thể liên hệ công ty ngay để được giải đáp tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)